Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chú rùa biển được phóng sinh, 16 năm sau cứu mạng trả ơn!

Chú rùa biển được phóng sinh, 16 năm sau cứu mạng trả ơn!

Thứ sáu - 31/10/2014 10:29 1 1 1
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
rua bien
Một ngày, ngư dân dùng lưới bắt được một con rùa lớn, đúng lúc khi họ chuẩn bị giết làm thịt bán thì ông Lâm đi ngang qua, và thấy một đám đông vây quanh con rùa chuẩn bị giết nó, nhìn thấy cảnh tượng con rùa không ngừng vươn cổ cúi đầu lậy người xung quanh, hai mắt của chú rùa đầy nước mắt, dường như cầu cứu mọi người. Ông Lâm đã xuất tâm từ bi, không tiếc bỏ ra một số tiền lớn để mua con rùa, đồng thời nhờ mọi người giúp đưa nó trở lại biển để phóng sinh.
Do lo lắng rằng ai đó sẽ lại bắt lấy nó và giết, vì vậy ông đã viết lên mai của rùa 5 chữ là “Gặp duyên số phóng sinh”, thông qua đó hy vọng rằng người sau sẽ từ bi, khai ân cho nó được sống tự do, đừng tùy ý giết hại nó. Sau khi viết xong họ liền đưa chú rùa ra biển phóng sinh, rất nhiều người dân tại bãi biển lúc đó đều nhìn thấy con rùa khổng lồ nổi lên, không ngừng liên tục khấu đầu tạ ơn ông Lâm.
Mọi người chứng kiến cảnh tượng đó đều cảm thấy rất cảm động. Vì vậy, họ cũng tự hứa với nhau, nếu sau này gặp phải một con rùa lớn như vậy, thì họ sẽ không bắt, không giết và cũng không ăn. Với khẩu hiệu và phương châm “3 không” này, cho đến hôm nay nó vẫn còn được lưu giữ ở khu vực này.
Sự việc đã trôi qua 16 năm, cậu con trai thứ hai của ông Lâm đã được nhận vào trường thương nghiệp tại Đài Bắc, trong dịp nghỉ lễ cậu tranh thủ về thăm nhà. Lần đó, khi đang trong chuyến hành trình trở về, do thuyền đi ngược dòng biển, thật không may con tàu bị mắc cạn và chìm. Hơn 100 hành khách trên tàu, thì có tới 90 người bị dòng nước nhấn chìm.
Tại thời điểm này, con thuyền tràn đầy tiếng la hét cứu mạng, thực sự đinh tai nhức óc. Con trai ông Lâm mặc dù biết bơi, nhưng do sóng biển quá lớn, anh gần như bị nhấn chìm, cố gắng nỗ lực cuối cùng để sống sót trên biển. Đột nhiên anh cảm thấy cơ thể mình như được đẩy lên bởi một vật giống như chiếc bàn tròn lớn, nhìn kỹ, thì hóa ra anh đang nằm trên lưng một con rùa, sau đó nhìn kĩ hơn, anh thấy miệng của con rùa to giống như một chậu rửa mặt. Anh chợt hoảng sợ, nghĩ rằng chẳng lẽ mình sẽ phải chôn thân trong bụng con rùa này. Vì vậy, anh định quay người nhảy xuống dòng nước, nhưng do lúc đó đã quá đuối sức, không còn sức lực nào để mà tranh đấu tiếp nữa.
Sau đó, không biết đã qua một khoảng thời gian bao lâu, khi quay lưng lại, đột nhiên anh nhìn thấy trên lưng con rùa viết đúng 5 chữ “gặp duyên số phóng sinh”. Anh mới biết rằng, con rùa biển này chính là con rùa mà cha anh đã từng cứu mạng. Đột nhiên, tâm trạng của anh bỗng chuyển từ đau thương, sợ hãi thành niềm vui vô hạn cùng sự an ủi, hóa ra chú rùa chính là đến cứu mình. Vì vậy, anh đã ôm con rùa biển, để cho con rùa mang mình đi, trong miệng liên tụng niệm Phật hiệu và cầu nguyện.
Con rùa rất thoải mái khuấy động bốn chân, giống như đang chèo thuyền, cố gắng chống chọi lại với sóng to gió lớn để đưa anh lên bờ, khi vẫn còn chưa lên đến bờ, anh liền nhảy xuống vùng nước nông. Con trai ông Lâm liền hợp thập cảm tạ ơn cứu mạng của con rùa. Con rùa cũng vương cổ lên, gật gật đầu, giống như trả lễ lại, hơn nữa còn mở miệng cố nói gì đó, phát ra âm thanh, có vẻ như rất vui vẻ hạnh phúc chúc mừng, sau đó mới quay đầu và bơi đi, người dân trên bờ đều lo lắng vội tới chúc mừng.
Trong vụ đắm tàu lần này, chỉ có vài chục hành khách còn sống sót, sau cuộc điều tra mọi người phát hiện ra hóa ra họ thực sự đều là những người con hiếu thảo, những người phụ nữ đức hạnh, và thường ngày hay làm những việc thiện, chúng ta có thể nhìn thấy ông Trời đều đang ban phúc lành bảo hộ cho những người lương thiện, nhân từ và tốt bụng.
Những người dân địa phương khi biết về sự việc đều rất xúc động, đồng thời từ đó họ luôn vui vẻ hành thiện, ban đầu đã có một nhà chiêm tinh xem mệnh cho ông Lâm và nói rằng ông chỉ có thể sống tới năm 70 tuổi, nhưng ông Lâm đã sống tới 88 tuổi, hơn nữa không hề có bệnh nào hết và có được một kết thúc có hậu.
Quan hệ nhân quả một chút cũng không sai chệch, trong biển trời rộng lớn này, làm sao chú rùa biển lại có thể biết được sắp có hải nạn? Và cũng làm thế nào mà nó biết được người con trai thứ 2 của ân nhân mình ngày hôm nay sẽ bị gặp nạn trên biển? Họ đều chưa bao giờ gặp nhau, vậy thì làm thế nào con rùa lại có thể tìm thấy anh ấy trên biển cả, và lại còn có thể chở anh ta trên người? Nếu như chúng ta dùng nguồn nhân lực để tìm,cũng không nhất định là sẽ có thể thành công tìm thấy anh ấy đúng không! Điều này nếu dùng thuyết Duy vật biện chứng thì không cách nào lý giải được. Linh tính của chúng sinh cùng với Phật tính thực sự đáng kinh ngạc! Rùa cũng biết tri ân, cũng biết đền ơn đáp nghĩa, không ngại sóng to gió lớn mạo hiểm tính mạng mà đưa con trai của ân nhân an toàn trở về nhà, quả thực tinh thần này, nhân loại cũng không nhất định là có. Giá trị như vậy thật đáng để vinh danh !
Hiện nay có nhiều người cũng muốn phóng sinh, làm việc tốt với suy nghĩ đó là hành thiện sẽ có phúc báo. Cũng có người đi xem bói, thầy bói cho rằng trong năm có hạn cần phải hành thiện như phóng sinh thì mới tai qua nạn khỏi được. Thực ra làm việc thiện hay không là ở người đó có thiện tâm hay không, nhiều người phóng sinh với suy nghĩ sẽ được phúc báo hay làm theo lời thầy bói để tai qua nạn khỏi, đó là hoàn toàn xuất phát từ tư tâm, vì bản thân mình, đó không phải thiện tâm, người có thiện tâm thực sự là vì muốn điều tốt cho các con vật mà phóng sinh cho chúng. Khi một người có thiện tâm thì không chỉ phóng sinh mà mỗi hành vi lời nói hay suy nghĩ đều là có thiện ở đó rồi
Biên tập: Trình Thành
Nguồn: Mạng cuộc sống

Những doanh nhân Việt thành đạt mang phận phật tử


22/06/2013 - 08:52

Những doanh nhân Việt thành đạt mang phận phật tử

-Những doanh nhân Việt thành đạt mang phận phật tử
Nhiều doanh nhân thành đạt đã tìm sự thanh tĩnh, yêu thương và vị tha trong cõi Phật để hoàn thiện cuộc đời mình và áp dụng triết lý nhà Phật vào kinh doanh, điển hình như ông chủ của tập đoàn Hoa Sen hay CEO của Thái Hà Books.
Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch tập đoàn Hoa Sen
Ông Lê Phước Vũ là một doanh nhân thành đạt, một người có niềm tin Phật giáo, dựa vào tinh thần đạo Phật để làm kinh doanh. Ông tham gia nhiều công tác từ thiện. Đặc biệt tháng 5/2013 ông đã chi ra hơn 36 tỷ đồng để mời Nick Vujicic đến thuyết trình ở Việt Nam.
Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và đức điềm tĩnh của một nhà sư. Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người".
Ông Vũ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bình Định, gặp nhiều khó khăn trên con đường gây dựng sự nghiệp nhưng chính chữ "nhẫn" học từ đạo Phật đã giúp ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng.
{keywords}
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật: phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển.
Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen, bởi ông Vũ là người có niềm tin vào Đức Phật. Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Thái Hà Books
Ông Nguyễn Mạnh Hùng không chỉ là một doanh nhân mà còn là một phật tử. Ông chia sẻ: "Tôi cũng thích những cái gì đó khác người và tính cũng hay ngang. Ví như, tự nhiên làm doanh nhân tôi lại quyết định xuất gia làm nhà sư sống đích thực với các nhà sư.
Lần đầu vào năm 2010 với sư thầy Tenjanya bên Myanma, lần thứ hai lại tại đất Phật Ấn Độ và Nepal. Hay chuyện tôi quyết định nhất bộ nhất bái quanh Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật thành đạo) và Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật sinh ra). Hay chuyện đeo bình bát, chân đi đất khất thực (thực chất là ăn xin)".
{keywords}
Ông đã tu tập khi mới ngoài 30 tuổi. Ông nghiên cứu về Phật giáo khi còn là sinh viên và đạo Phật giúp ông sống thiện, sống tốt, sống có ích, biết cho đi, không những tránh tà dâm mà còn nhắc nhở mọi người sống đức hạnh, không bia rượu mà luôn nhắc mình sống tỉnh thức, không si mê.
Sáng nào ông cũng ngồi thiền và tụng kinh niệm Phật. Đó cũng là cách thư giãn, giải trí của ông mỗi khi căng thẳng hay gặp khó khăn trong công việc. "Còn hơi thở là tôi vẫn đọc sách, vẫn thiền, mãi là Phật tử", ông khẳng định.
Có những điều tưởng chừng là lập dị nhưng với người trong cuộc đó lại là điều vô cùng bình thường. Chỉ vì cá tính, không thích giống người khác, không thích phụ thuộc, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã cho mọi người cái nhìn khác về một doanh nhân - một CEO có cái tâm với nhân viên, tâm với nghiệp, tâm với đời.
Nguyễn Thị Kim Thúy - nữ doanh nhân đẹp và thành đạt
Doanh nhân Nguyễn Thị Kim Thúy, giám đốc Công ty TNHH Đỉnh Vàng, 25 tuổi lấy chồng là người Thái và chính chồng chị đã truyền cho chị sự sùng đạo của người Thái.
{keywords}
5 năm theo phái Thiền Tông, được hòa thượng Thích Thanh Từ đặt cho pháp danh Từ Tâm, chị nói, cuộc sống của chị dường như nhẹ nhàng và thanh thản hơn và nhờ đó công việc cũng suôn sẻ hơn, bao nhiêu nỗi truân chuyên cuộc đời dường như được hóa giải bởi triết lý sống của Đạo Phật.
"Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng, mà thường lắm chông gai, phản trắc, tôi xem đó là thách thức hơn là khó khăn, và đầu óc luôn phải minh mẫn để xử lý. Nếu như trước đây thường bị hành hạ bởi những cơn đau đầu, trầm uất trong kinh doanh, có lúc uất hận mà thành ra tâm bệnh, thì giờ đây tôi có thể kiềm chế cảm xúc, bình tâm đối phó, lấy nhu thắng cương, kẻ gieo tai ương hà khắc sẽ gặp bão. Đó là luật Nhân - Quả của Đạo Phật" - chị tâm sự.
Hàng tuần, chị đều đến thiền viện tập tu, thiền, nghe Phật pháp, tụng kinh, tham gia các hoạt động từ thiện của nhà chùa. Sau một ngày làm việc vất vả, chị lại sám hối, tự kiểm điểm lại mình, những gì mình đã làm được và những gì mình còn khuyết thiếu để bổ sung. Chị không ngừng học hỏi từ công việc, từ cuộc sống, từ những người xung quanh...v..v.. bằng tâm, trí của Phật để có thể hoàn thiện mình.
Sống hướng thiện theo đạo Phật
Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Quốc tế" "Ở nước ta, đạo Phật đã ăn sâu vào trong tâm trí con người. Người ta làm việc gì cũng nghĩ đến phải "để phúc cho con cái", đó là chính là một quan niệm của đạo Phật, gieo nhân nào thì được quả ấy".
Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Quốc tế cho biết: "Trong kinh doanh và trong đời sống gia đình tôi hay tâm niệm triết lý hướng thiện của đạo Phật .Trong cuộc sống gia đình, nếu bố mẹ tốt, làm ăn lương thiện con cái sẽ rất tốt và ngược lại. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, nếu doanh nghiệp làm ăn có nhiều thủ đoạn thì doanh nghiệp đó không bao giờ thành công và bền vững được".
Ông Trần Xuân Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh: "Tôi thấy rất tâm đắc với "mười bốn điều răn của Phật". Trong cuộc sống thì tôi thấy cả 14 điều răn này đều rất có ý nghĩa và luôn cố gắng làm theo. Trong kinh doanh, tôi đặc biệt tâm đắc với điều răn thứ nhất của Phật ("Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính mình"), khi gặp khó khăn tôi thường đọc điều răn này để tạo động lực cho mình vượt qua. Tôi đã từng cho mua các khung treo điều răn này và treo khắp công ty, để nhân viên khi rảnh rỗi cùng đọc và làm theo các điều răn này".
{keywords}
Bà Vũ Thị Thuận
Bà Vũ Thị Thuận, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Traphaco: "Tôi nghĩ rằng mình làm điều thiện thì sẽ gặp điều thiện, làm điều tốt thì sẽ gặp điều tốt và việc làm này không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân xung quanh mình và cho cả xã hội. Bản chất của đạo Phật là từ cái tâm và luôn luôn khuyên răn con người phải làm điều thiện, hoà giải mâu thuẫn thay vì xung đột. Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều người theo đạo Phật, hoặc suy nghĩ theo đạo Phật. Có những người xuất gia nhưng cũng có những người tu tại gia, đó là truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Đạo Phật đã phát huy những giá trị tư tưởng từ thế hệ này đến thế hệ khác".
Theo Nhị Anh

Chàng Tây rời nước Đức, sang Việt Nam quy y cửa Phật

Chàng Tây rời nước Đức, sang Việt Nam quy y cửa Phật

Xuất thân từ gia đình theo đạo Thiên chúa, sinh sống ở trời Tây nên quyết định quy y cửa Phật tại Việt Nam của chàng trai mới tuổi đôi mươi Flrorian Jung khiến mọi người ngỡ ngàng.
Vì duyên rời xứ, chọn Việt Nam tu hành
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11, TP.HCM) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
Chàng Tây rời nước Đức, sang Việt Nam quy y cửa Phật
Nhà sư Florian tại chùa Định Tâm.
Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi cũng gặp được vị sư thầy Tây đặc biệt sinh năm 1986 này tại chùa Định Tâm (Q.12). Nghe Florian trải lòng mới thấy con đường đến với đạo Phật rồi chọn tu hành đều gói trong một chữ “duyên”.
Florian kể, gia đình anh cũng như hầu hết những người gốc Đức đều theo đạo Thiên Chúa. Thế nhưng, Đạo Phật đã ngấm vào anh khi mới 14 tuổi qua những bài kinh kệ của gia đình nhà hàng xóm - một gia đình Phật tử người Việt Nam.
Chàng Tây rời nước Đức, sang Việt Nam quy y cửa Phật
Con đường đến với đạo Phật rồi chọn tu hành của Florian gói trong một chữ duyên.
“Hồi ấy tôi không biết tiếng Việt nhưng vẫn thích nghe tụng kinh và say mê đến lạ! Vài ngày tôi lại theo những người hàng xóm lên chùa Vĩnh Nghiêm tại thành phố Nürnberg, cách quê nhà hơn 200 cây số để nghe giảng pháp”, Florian thích thú nói.
Say mê với Phật pháp Việt Nam nên Florian rất chịu khó học đọc và nói, viết tiếng Việt. Những bài pháp thoại tại chùa Vĩnh Nghiêm khi ấy ngấm sâu vào tâm trí của cậu bé người Đức. Rồi thành thói quen, chủ nhật hàng tuần, Florian Jung lại tới chùa để nghe các sư thầy giảng pháp.
Và khi đến tuổi đẹp nhất của đời một chàng trai tuổi đôi mươi - Florian quyết định sẽ theo con đường tu hành. Quyết định táo bạo này khiến cả cha mẹ và người em trai bất ngờ. Họ nói với Floria: “Con có thể đi tu nhưng không cần cắt tóc”. Nhưng Florian vẫn kiên quyết xuống tóc, ăn chay và trở thành nhà sư.
Trong những lần theo gia đình hàng xóm sang Việt Nam, Florian thấy nơi này thân thiện và yên bình nên đã nảy sinh một tình cảm đặc biệt nhất là với Sài Gòn. Trở về Đức, anh nhớ Việt Nam da diết và quay lại Sài Gòn lần hai. Anh cảm thấy một lần nữa được là chính mình.
“Với phương châm sống để yêu thương, tôi quyết định tạm gác mọi thứ tại Đức sang một bên để bắt đầu một cuộc hành trình mới”, Florian nói.
Ước mong được nhập quốc tịch Việt Nam
Với tâm nguyện mang lại tình thương, niềm vui cho các em nhỏ bất hạnh, Florian Jung đã chọn ngôi tịnh xá Bửu Sơn làm điểm đầu tiên trên bước đường tu tập.
Lúc mới về tịnh xá, ai cũng lạ lẫm với chàng Tây mắt xanh. Dần dà, Florian được các em nhỏ gọi một cách thân thương thầy Tây. Với một tăng sinh nước ngoài thì việc học Phật pháp bằng tiếng Việt là không hề đơn giản, song Florian tâm niệm: “Thấy gì hay là học. Chỉ cần chịu khó và phát tâm ham học là sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng”.
Đến năm 2013, Florian tới chùa Định Tâm để tiếp tục tu hành. Trong quãng thời gian này, anh thường xuyên tham gia làm từ thiện đến những người nghèo. Florian cũng là người sáng lập ra CLB Tấm lòng Nhân ái tại Đức với tâm nguyện được góp phần nào xoa dịu khổ đau cho đồng bào kém may mắn tại Việt Nam. Đó là những trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người tàn tật, người bệnh…
Trải qua hơn 10 năm theo đạo Phật và đã về Việt Nam 9 lần, mỗi lần 6 tháng, Flrian có ước nguyện được mang quốc tịch Việt Nam. “Nếu như chọn, tôi sẽ chọn Việt Nam”, Florian quả quyết. Anh cũng hy vọng, khi về nước sẽ đưa Phật giáo tới các bạn trẻ Đức để họ hiểu hơn nữa về Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.
Florian cũng cho biết thêm, điều mà anh vui mừng nhất là cho đến bây giờ, gia đình đã hiểu và rất thương anh. “Nhất là mẹ. Từ ngày tôi xuất gia, mẹ cũng chuyển sang ăn chay trường. Cha thì không theo đạo Phật mà chỉ nói: "cha làm việc tốt là được rồi". Họ còn nói có thể sẽ đi du lịch tại Việt Nam vào mùa hè năm nay”.
Theo Infonet

Người mẫu nổi tiếng Kohinoor Singh xuất gia theo Phật

Người mẫu nổi tiếng Kohinoor Singh xuất gia theo Phật

Cập nhật: (05/08/2007 13:37 PM)
Chắc chắn tin trên sẽ làm bạn chấn động và bạn có thể nghi ngờ, không biết tin này có đúng sự thật hay không hoặc bạn cho đó là một câu chuyện tiếu lâm? Nhưng ngạc nhiên thay, đây hoàn toàn là sự thật.
Người mẫu Kohinoor ngày ấy...
Tôi còn nhớ đã gặp Kohinoor Singh đúng một năm trước đây khi cô ta còn là một người mẫu đương thời ở Nepal với một bề ngoài thật thu hút và sang trọng (giống như những người mẫu khác). Sự tương phản hôm nay là một kinh ngạc lớn vì nhìn cô thật giản dị và sau một vài trao đổi qua lại, sự điềm tĩnh, sự khiêm nhường và cách nhìn về đời sống của cô làm tôi rất khâm phục.                    
      
Lần này tôi gặp Cô với một con người mới, “Ni cô Losang Dolma”. Ngoài hình dáng bên ngoài, tôi không tìm thấy gì khác biệt trong phong cách và tài năng. Đúng, bây giờ Cô trầm tĩnh hơn và nghiêm trang với một khuôn mặt tươi vui hơn bao giờ hết. Nhưng đó được hiểu là vì Cô đã bắt tay vào một cuộc hành trình tâm linh mà ước muốn của Cô là được giác ngộ. Tôi cũng như bao nhiêu người khác tò mò muốn biết về sự thay đổi trong cuộc sống của Cô. Tôi xin phép được hỏi Cô một vài câu hỏi và Cô đồng ý trả lời ngay. Cám ơn Cô Khohinoor.
 
Sau đây là một vài đoạn được trích ra từ cuộc phỏng vấn.
 
- Cô đã từng là người mẫu nổi tiếng hàng đầu của Nepal. Cô từng được mọi người yêu chuộng từ sân khấu thời trang cho đến thương trường quảng cáo và thu hình âm nhạc và Cô còn là người điều khiển chương trình cho những chương trình truyền hình. Tại sao Cô lại có một sự thay đổi bất ngờ như vậy?
 
- Mọi người đều chú ý tới sự thay đổi bất ngờ này vì họ luôn luôn thấy bên ngoài của tôi như là một người mẫu. Họ không biết tôi như là một con người. Đối với tôi, không có gì thay đổi cả vì tôi vẫn luôn luôn như thế. Người mẫu là nghề nghiệp của tôi và bây giờ tôi đã từ bỏ để đi tới con đường riêng của tôi. Thật là hiển nhiên cho mọi người thấy rằng bước đi này của tôi là một sự thay đổi lớn nhưng tôi không cảm thấy có gì khác biệt.
 
... Sư cô Losang Dolma hôm nay
- Khi không có sự khác biệt theo ý kiến và sự cảm nhận của Cô, tại sao Cô nghĩ là cần phải thay đổi trong y phục?
 
- Y phục của tôi là kỷ luật. Giống như trường học có đồng phục để nhắc nhở học sinh về luật lệ của trường và bạn nên ở trong kỷ luật đó, y phục của tôi giúp tôi gần gũi hơn trong trách nhiệm là trở thành người tốt cho xã hội. Nếu tôi không làm được gì tốt, tôi cũng không nên làm gì xấu.
 
- Cô định nghĩa con người Kohinoor Singh như thế nào?
 
- Tôi là một phần của tất cả. Tôi giống như một người bình thường với quan niệm và ý kiến riêng. Với vật chất là sự tối cần thiết, chúng ta dường như quên đi rằng tất cả chúng ta đều có một sự cảm nhận tương tự nhau. Cái tâm linh bất diệt trong mỗi chúng ta đều giống nhau.
 
- Trong thời gian làm người mẫu, sự hào nhoáng và nịnh hót có lôi cuốn Cô không?
 
- Hoàn toàn không. Với tôi, người mẫu chỉ là một công việc. Nó không bao giờ làm cho tôi kích thích khi mọi người ngưỡng mộ nhan sắc của tôi bởi vì tôi biết họ chỉ ngưỡng mộ hình ảnh bên ngoài của tôi và không biết được con người bên trong tôi. Mọi người có quan niệm khác nhau về một người mẫu và người đó phải vật lộn rất nhiều với quan niệm tiêu cực như trong một xã hội bảo thủ của chúng ta. Những quan niệm này làm tôi chán nản.
 
- Cô có ý định trở thành Ni cô như thế nào?
 
- Vào thuở ấu thời khi tôi đi tản bộ ở chùa Swayambu, Kathmandu, tôi luôn chú ý đến một nữ tu sĩ thường hay ngồi thiền. Cô ta luôn luôn trầm lặng và tươi cười. Chúng tôi luôn luôn thấy Cô ấy trong y phục tu sĩ và vì thế không có gì khó khăn cho tôi khi tôi nhắm mắt lại và hình dung về hình ảnh của Cô. Và với ý nghĩ này luôn làm tôi mê say. Gần đây khi tôi đến thăm chùa Swayambu, một cái gì đó đã xảy ra và tôi cảm thấy dễ chịu và thanh thản. Lúc đó tôi nhận thấy rằng nhân duyên đã đến để tôi lo về cuộc sống tâm linh và bày tỏ được con người thật của tôi. Trở thành một ni cô chỉ là một giai đoạn trong cuộc sống của tôi. Tôi học hỏi đạo Phật. Định mệnh an bài cho tôi học hỏi và giác ngộ trong cộng đồng này.
 
- Xin tiếp tục
 
- Hiện tại tôi rất là vui, tôi chắc chắn rằng nếu tôi làm một việc gì đó tôi sẽ luôn luôn làm được tốt đẹp. Tôi muốn đi thăm viện dưỡng lão. Mặc dù tôi không có gì để cho họ, tôi có thể ngồi với họ, chia sẻ những nỗi đau và nụ cười với họ.
 
- Cô còn rất trẻ và đang ở trong lứa tuổi của những ham muốn, cám dỗ vật chất, Cô dường như đã rời bỏ được chúng. Cô có sẵn sàng để đối phó với những ngăn trở và chướng ngại mà Cô sẽ gặp phải hay không?
 
- Có. Tôi đã đi đến quyết định này sau khi suy nghĩ rất nhiều và bây giờ tôi sẵn sàng đương đầu với mọi việc, ngay cả đói và khát. Ngay cả bây giờ tôi không ăn hay thậm chí bảo mọi người rằng tôi nhịn đói cho tới khi tôi được cho thức ăn. Tôi tin rằng chính những ước muốn sinh ra sự mong cầu và dẫn đến rối loạn cùng tàn phá. Để có được niềm an lạc và vui vẻ, một người phải hài lòng với những gì mình có và tôi sẽ theo con đường này.
 
- Cha mẹ và bạn bè của Cô phản ứng ra sao về sự quyết định này của Cô?
 
- Mới đầu thì họ sửng sốt nhưng sau đó khi họ nhận thức được rằng tôi tiến đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì họ giúp tôi tận tình.
 
- Cô có muốn nói gì với giới trẻ không?
 
- Mọi người dễ dàng bị lôi cuốn vào sự vui thú hoặc buồn chán mà mọi thứ đều rất ngắn ngủi. Cái mà bất diệt là bạn và thể tính của bạn. Một người nên học để chấp nhận mọi phương diện của đời sống và sẽ gặt hái được niềm vui thật sự.
 
Một nhà văn đã từng viết, “Chúng ta, mọi người đều tò mò về thế giới bên ngoài nhưng tại sao không dành một phút nào để tìm hiểu con người bên trong và những đòi hỏi riêng tư của chúng ta?”. Để biết được chính mình thì khó hơn nhiều là biết được người khác. Kohinoor đã theo cuộc hành trình để nhận biết con người bên trong Cô, đồng thời cắt đi sợi dây thử thách của vật chất chung quanh Cô. Nhất định đây là cuộc hành trình đầy chông gai nhất cho một người đã lên tới đài danh vọng. Nhóm Cyber Nepal hy vọng Cô sẽ thành công trên chuyến đi và trở thành một tấm gương sáng cho mọi người. Chúc Cô mọi sự tốt đẹp, Kohinoor!
 
Kohinoor Singh, một người mẫu nổi tiếng ở Nepal. Cô lôi cuốn chúng ta qua những tấm hình nóng bỏng trên hàng tá băng nhạc và quảng cáo. Không thắc mắc chi Cô ta rất đẹp, rất nóng bỏng, nhưng mặt khác của Kohinoor, chỉ được biết bởi những người thân của Cô. Ít ai biết Kohinoor còn có biệt tài viết hay, giao tiếp giỏi với quần chúng và Cô còn là một ca sĩ tuyệt vời. Trong một buổi chụp ảnh cho Cyber Nepal, Cô đã làm chúng tôi kinh ngạc về sự chuyên nghiệp, với một kiểu đứng và diễn tả, chúng tôi chỉ cần chụp mà không cần phải chỉ dẫn gì thêm cho Cô.
 
Tác giả: Sampada Malla
Việt dịch: Diệu Anh

Cô gái xinh đẹp bỏ cuộc sống xa hoa, quy y cửa Phật

quy y cửa Phật

nguoiphattu.com - Cô gái xinh đẹp từ bỏ cuộc sống xa hoa và niềm đam mê thiết kế thời trang để quy y nơi cửa Phật.
Theo quan niệm truyền thống của người châu Á nói chung và người Trung Quốc nói riêng, một cuộc sống đáng mơ ước  của bao cô gái trẻ, đó là có một công việc đúng ngành, đúng nghề đang theo đuổi. Sau đó sẽ lập gia đình và có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bên chồng và những đứa con của mình. Nhưng cuộc sống đáng mơ ước ấy lại không đủ sức hấp dẫn với hot girl xinh đẹp người Trung Quốc Ting Tien, 24 tuổi. Với cô, công việc của một nhà thiết kế thời trang cao cấp không bằng việc trở thành một thầy tu.
co gai xuat gia00.jpg
Hình ảnh Ting Tien từng có một cuộc sống bình thường, trẻ trung như bao cô gái khác (bên trái) và hình ảnh cô sau khi quyết định chuyển cuộc đời mình thành một nữ tu sĩ Phật giáo (bên phải).
co gai xuat gia01.jpg
Sau khi đăng tải bức hình chụp chung cùng cha mẹ trong một cương vị mới, cô hot girl xinh đẹp đã "gây sốc" với những người yêu mến mình
Quyết định từ bỏ cuộc sống sung sướng và khá giả của mình ở thành phố Tế Nam, miền Đông Trung Quốc, Ting đã cạo đầu, một lòng hướng về nơi cửa Phật. Giờ đây, cô đã trở thành một nữ tu sĩ Phật giáo.
co gai xuat gia02.jpg
Cô cử nhân xinh đẹp Ting Tien của trường đại học Quingdao, tỉnh Sơn Đông (TQ)
Sau khi tốt nghiệp trường đại học Quingdao, tỉnh Sơn Đông, vì quá thất vọng với lối sống chạy theo vật chất, tiền bạc, vinh hoa, cuốn vào guồng quay ồn ã, bon chen của cuộc đời, Ting đã tự mình tìm lối thoát duy nhất cho bản thân, đó là Quy y cửa Phật.
Ting chuyển tới sống ở một ngôi đền trên núi mang tên Xinlongdongzhi, cách mặt đất khoảng 1300 bước chân. Ngôi đền này quanh năm có tuyết bao phủ, ở đây, cô gái lạ kì này mới có thể tìm thấy sự yên bình khi giác ngộ Đức Phật.nguoiphattu.com
Bước sang một cuộc sống mới nơi cửa Phật, Ting Tien đã đổi tên của mình thành Caizhenwangmu và dành trọn thời gian tại đây để cầu nguyện, thiền tịnh. Xung quanh Caizhenwangmu là các nhà sư đồng, họ cũng như cô, xa lánh thế giới vật chất xa hoa để giác ngộ đức Phật.
co gai xuat gia03.jpg
Hình ảnh Ting được đăng tải trên mạng khiến nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao một cô gái bình thường lại có thể  dễ dàng bỏ qua những cám dỗ của cuộc đời như vậy?
co gai xuat gia04.jpg
Hình ảnh trước đây của Ting, là một cô gái có khuôn mặt xinh xắn, cô cũng như bao bạn gái khác, thích trang điểm, thích được làm công việc thiết kế thời trang của mình.
Sau khi cha mẹ cô đăng tải những bức hình của con gái lên Facebook, Ting nhanh chóng trở nên nổi tiếng như một tấm gương cho bao bạn trẻ, để họ nhìn lại giá trị của cuộc đời, của những gì họ đang cố tranh đấu, giành giật.
Đông đảo thế hệ trẻ người dân Trung Quốc ủng hộ quyết định cũng như sự can đảm trong quyết định của Ting, song cũng có nhiều người không khỏi băn khoăn về lý do tại sao một cô gái nhỏ bé bình thường lại có một suy nghĩ to lớn như vậy?
Đáp lại câu hỏi đó, Ting có chia sẻ rằng: “Đây thực sự là một câu hỏi khó để trả lời, lý do tôi chọn trở thành một nữ tu sĩ Phật giáo, mà không phải là một nhà thiết kế thời trang cao cấp rất đơn giản, tôi không trốn chạy cuộc đời, tôi chỉ muốn tĩnh lại để suy nghĩ về danh giới giữa sự sống và cái chết. Tôi tránh xa cuộc sống vật chất, và tôi tin cửa Phật là nơi thích hợp nhất với mình”.
Thanh Trà (Theo Dailymail)
http://khampha.vn/

Doanh nhân tự nguyện “đi tu” 10 ngày

Công việc của mọi doanh nhân đều “nhiều như núi”. Và đã là doanh nhân thì khó có thể ngồi yên một chỗ, nhốt mình trong phòng lấy một ngày, chứ nói gì đến một tuần. Tuy nhiên những trải nghiệm trong 10 ngày của khóa thiền Vipassana làm cho tôi và những doanh nhân khác tham gia đi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Để tham gia khóa thiền 10 ngày này bạn phải sắp xếp công việc để toàn tâm toàn ý tham thiền. Bạn phải lo gác hết mọi công việc, để lại tất cả ở phía ngoài để trọn vẹn, để thân tâm nhất như, tức tâm mình hoàn toàn an trú trong thân. Để tham gia 10 ngày thiền bạn phải tìm hiểu kỹ, đăng ký sớm và không được bỏ cuộc giữa chừng.

Kỷ lục đầu tiên mà tôi phá khi tham gia khóa thiền là toàn bộ 10 ngày tôi đã cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài: không thư từ, không máy tính, không điện thoại, không nhắn tin, không tivi hay nghe đài, nghe nhạc... Đây là chuyện rất không dễ. Và trên thực tế trước khi tham gia khóa thiền tôi chưa bao giờ có quãng thời gian sống biệt lập với xã hội lâu như vậy.

Kỷ lục tiếp theo là ngủ dậy và đi ngủ sớm. Bình thường nhiều doanh nhân có thói quen thức khuya, dậy muộn. Còn trong 10 ngày này chúng tôi phải dậy từ 4h sáng để muộn nhất 04h30 bắt đầu ngồi thiền. Nhiều khi các thiền sinh còn dậy sớm hơn. Còn buổi tối cứ 21h30 là tắt đèn đi ngủ. Khi tắt đèn rồi, trời tối, nếu không ngủ thì cũng chỉ có thể thiền nằm, thiền buông thư mà thôi.

Trong toàn bộ chương trình các thiền sinh không được nói chuyện. Chúng tôi phải giữ im lắng thánh thiện hay còn gọi là im lặng cao quý. Trong thiền thì gọi là tịnh khẩu. Tinh khẩu để giữ khí. Tịnh khẩu để không nói, mà không nói tức không phạm 1 trong 5 giới phải giữ trọn trong khóa thiền - nói dối (4 giới còn lại bắt buộc phải giữ trọn vẹn là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm và không dùng rượu và các chất kích thích).  Đã không nói thì dĩ nhiên không nói dối. Quả thật là doanh nhân, những người hay phải giao tiếp, thuyết trình, nói chuyện việc giữ im lặng hoàn toàn trong 10 ngày không hề dễ.

Mọi hình thức liên lạc với các thiền sinh khác, bằng cử chỉ, ra dấu, ghi giấy... đều bị cấm. Thiền sinh chỉ có thể nói chuyện với thiền sư vào giờ quy định hay nếu thắc mắc, ý kiến với những người hộ thiền, tức ban quản lý. Tuy nhiên vì lợi ích của thiền sinh nên những liên lạc này cũng phải giữ ở mức tối thiểu. Thiền sinh phải có quan niệm là mình tu tập tự lập.

Dân lãnh đạo và kinh doanh hay có thói quen nhậu. Hay ít ra là ăn tối, ăn đêm. Và nói chung là đa phần lười ăn sáng, chỉ tập trung cho ăn tối và ăn trưa. Vậy mà trong 10 ngày thiền tuyệt đối ăn chay. Không có ăn chiều và ăn tối. Các thiền sinh được phép dùng trà với sữa và trái cây (các thiền sinh cũ chỉ dùng trà và nước trái cây).  Cá nhân tôi chấp hành tốt và không thấy đói. Một phần có thể do đã chuẩn bị sẵn tinh thần, phần vì hình như nhận được nhiều năng lượng từ thiền sư và các thiền sinh nên không bị thiếu chất và đói bụng.

Chỗ ngủ của mỗi thiền sinh là 1 giường cá nhân. Mỗi chúng tôi được cung cấp 1 chiếu, 1 màn đơn, 1 gối và 1 chăn. Phòng ngủ có quạt và dĩ nhiên không có máy lạnh. Nói thật nếu ai quen với đệm êm, với không khí điều hòa thì chắc không chịu nổi. Cá nhân tôi nằm mấy ngày đầu cũng thấy đau vai, mỏi người nhưng sau quen dần. Việc có cuộc sống giản dị "thiểu dục tri túc" là rất cần thiết trong lúc tu thiền.

Một kỷ lục nữa là thời gian lưu trú trong chùa lâu nhất. Đã có bao giờ tôi ngủ trong chùa đến 10 ngày đâu. (Trên thực tế, trước khóa thiền tôi chưa từng ngủ lại đêm trong chùa!).

Điểm thú vị là diện tích được đi lại rất nhỏ. Có những sợi dây được căng ra và có biển chỉ định không được đi qua. Các thiền sinh chỉ được phép đi lại trong khoảng cho phép. Trên thực tế chúng tôi chỉ có mặt tại 3 phòng: phòng ngủ, phòng ăn và phòng thiền. Lúc giải lao có chút thời gian thì có thể thiền hành (đi bộ trong chánh niệm) tại khu vực sân được căng dây sẵn. Có lẽ chưa bao giờ trong suốt thời gian dài tôi sống trong 1 khoảng không nhỏ đến vậy.

Phòng ngủ của chúng tôi có 28 thiền sinh. Đây cũng là kỷ lục khi tôi sống và ngủ trong 1 phòng đông người đến vậy. Cũng nên biết rằng do điều kiện vất chất chưa đầy đủ nên chỉ có 5 nhà vệ sinh. Ngay việc đánh răng rửa mặt, tắm giặt cũng cần được sắp xếp hợp lý và nhanh gọn. Vì đông người vậy tôi tự nghĩ, nếu ở đây mà cho nói chuyện thoải mái chắc sẽ như cái chợ và có khi không ngủ nổi mất!

Trong suốt 10 ngày của khóa thiền Vipassana chúng tôi ngồi thiền từ 04h30 sáng đến 09h tối. Mỗi khóa thiền kéo dài từ 1 tiếng đến 2 tiếng và có nghỉ giải lao 15 phút. Việc tu thiền và kỷ luật tự giác rất liên quan đến nhau. Ngồi thiền (bao gồm 3,5 ngày thiền định và 6,5 ngày thiền quán) làm cho thân tâm được thanh lọc. Tiến trình tự thanh lọc không hề dễ dàng. Mỗi thiền sinh bằng nỗ lực của chính mình quyết tâm tu tập để trải nghiệm, cảm nhận và đạt được tự chứng, không một ai có thể làm thay cho họ. Chính vì vậy thiền chỉ hợp với những người sẵn sàng tu tập nghiêm chỉnh và tuân theo kỷ luật, sẵn sàng cho việc thiền.  Trong 10 ngày mỗi thiền sinh quyết tâm và cố gắng để thâm nhập tầng lớp sâu nhất của tâm vô thức và để cho tuệ dần dần khai mở.

Với những điều kiện của 10 ngày thiền định tôi và nhiều doanh nhân - thiền sư khác nghĩ không khác gì với đi tù. Cuộc sống kham khổ. Giờ giấc chặt chẽ. Sinh hoạt thiếu thốn. Không được giao tiếp. Khu vực được quyền đi lại rất hạn chế,... Mà thậm chí còn khổ hơn đi tù. Vì thuốc lá không được hút, bia rượu không được uống, đến nói chuyện cũng không được. Tuy nhiên nếu đi tù ngoài xã hội là do chúng ta bị bắt đi tù còn ở đây là tự nguyện. Nếu đi tù ngoài kia có hàng rào dây thép gai bảo vệ thì ở đây chỉ là những sợi dây treo đơn giản. Nếu cánh gác trong các nhà tù bình thường là cảnh sát thì ở đây là trái tim và sự tự giác của mỗi thiền sinh.

10 ngày trôi qua và tôi đã thu về nhữung lợi ích đáng kể. Tôi đã hiểu ra 1 phần của quy luật vũ trụ và rằng chúng ta chỉ có cách tuân theo quy luật vốn có từ trước đến nay. 10 ngày thiền cũng giúp tôi và các thiền sinh thanh lọc tâm để đối phó với những căng thẳng và khó khăn của cuộc đời một cách bình tĩnh, quân bình. Sau khóa thiền ai cũng bớt nóng tính hơn, bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng giải quyết công việc hơn. Thiền là một nghệ thuật sống mà ta có thể xử dụng để đóng góp tích cực cho doanh nghiệp và xã hội.

Theo Nguyễn Mạnh Hùng - CEO Thái Hà Books
Vef